CHIA SẺ

Giới thiệu



Cây Cà Na Thái

Tên phổ thông: Cà Na Thái
Tên khoa học: Elaeocarpus hygrophilus Kurz (E. madopetalus Pierre)
Họ thực vật: Côm – Elaeocarpaceae
Nguồn gốc xuất xứ: Nam Trung Quốc như Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam và Bắc Lào.
Phân bố Ở Việt Nam: Cây được trồng ở nhiều nơi các tỉnh phía Nam đến Lâm Đồng. Ở Miền Bắc, cây được tìm thấy ở Hòa Bình, Hà Tây (Ba Vì), Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang

A. Đặc điểm hình thái:

Thân, tán, lá: Cây gỗ cao 10-25m. Lá có phiến hình trái xoan ngược, thót lại trên cuống, tù ở đầu, mặt trên rất nhẵn có màu lục, nhạt màu ở mặt dưới, có răng lượn sóng, dài 4-9cm, rộng 18-30mm.

Hoa, quả, hạt: Hoa thành chùm có lông mềm, màu bạc ở nách những lá đã rụng, dài 4-7cm, có cuống dài 3-5mm. Quả hạch hình bầu dục nhọn, dài 3cm; nhân 1 hạt. Cây trổ hoa vào tháng 10-3, thu hoạch quả tháng 7-9 hàng năm. Kể từ thời điểm trồng đến thu hoạch mất khoảng 2 năm. Trung bình mỗi cây có thể cho khoảng 80 – 90kg

B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:

Tốc độ sinh trưởng: nhanh

Phù hợp với: Cà Na Thái là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc và cho nhiều quả, thích hợp với khí hậu tại Việt Nam. 

Cây cực dễ trồng, có thể trồng quanh năm , lúc trổ hoa có màu trắng rất đẹp, cho trái sau 1.5 – 2 năm trồng, Cà Na Thái có thể chế biến thành những món ăn đậm vị, đặc trưng mà không phải cứ ra chợ là có quả để mua




Trái Cà Na Thái